-
24/10/2019
Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2019 sẽ được tỉnh Sóc Trăng tổ chức trong 7 ngày (từ ngày 05 đến 11/11/2019) với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao sôi nổi. Điểm nhấn của lễ hội chính là giải đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL năm 2019 với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ và 1.200m đối với nam diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11 trên dòng sông Maspero (thành phố Sóc Trăng).
16835 lượt xem
-
22/10/2019
Đồng bào Khmer huyện Long Phú tưng bừng với Lễ Lôi Protip
Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng 9 âm lịch, đúng vào ngày các vị sư làm Lễ ra hạ (chinh Presvôsa), bà con Khmer ở các phum sóc trên địa bàn huyện Long Phú nô nức tổ chức Lễ Lôi Protip (Lễ thả đèn nước hay thả hoa đăng) truyền thống. Lễ không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng của phật giáo mà còn thể hiện lòng tạ ơn (Khamatus) Thần Đất, Thần Nước mà con người đã sinh hoạt trên mặt đất, mặt nước… đã mang đến cuộc sống bình yên và hạnh phúc suốt một năm qua và cầu mong trong tương lai những điều tốt lành.
20706 lượt xem
-
21/10/2019
Đồng bào Khmer chuẩn bị bước vào Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2019
Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, có tổng diện tích tự nhiên trên 3.200km2. Mảnh đất có nhiều tiềm năng về kinh tế - văn hóa - du lịch, với ba dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa cùng cộng cư từ rất lâu đời. Hiện dân số toàn tỉnh gần 1,4 triệu người, trong đó đồng bào Khmer có gần 400 ngàn người (chiếm tỷ lệ gần 31%) tổng dân số của tỉnh, có 92 ngôi chùa Khmer khang trang, lộng lẫy ở khắp xóm, ấp. Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
24008 lượt xem
-
07/10/2019
Đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị bước vào lễ Kathina
Hiện nay, khi đời sống kinh tế của đồng bào Khmer ngày càng được nâng lên rõ rệt, thì lễ Kathina (còn gọi là lễ dâng bông và dâng y cà sa) hằng năm tại các chùa cũng được tổ chức lớn hơn và mang đầy đủ nét văn hóa truyền thống hơn. Trung bình hàng năm, mỗi chùa có từ 3 - 5 đám rước, thậm chí còn có nhiều đám rước của phật tử ở các phum sóc và tỉnh, thành lân cận.
25701 lượt xem
-
26/04/2019
Lễ hội Nghinh Ông huyện Trần Đề đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 25/4, tại Lăng Ông Nam Hải (thị trấn Trần Đề), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Trần Đề tổ chức lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Nghinh Ông” huyện Trần Đề. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng đối với chính quyền và người dân địa phương. Đến dự có ông Trần Minh Lý - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, chính quyền và người dân địa phương.
24106 lượt xem
-
07/04/2015
Châu Thành: Hàng ngàn người dự lễ hội Thác Côn
Trong 3 ngày 03, 04, 05-4 (tức 15, 16, 17-2 âm lịch) tại chùa Mahasal Thatmon (ấp An Trạch, xã An Hiệp, Châu Thành) đã diễn ra lễ hội Thác Côn hay còn gọi là lễ hội đạp cồng. Lễ hội được tổ chức hàng năm trong vòng ba ngày từ ngày 15, 16, 17 tháng 2 âm lịch.
16628 lượt xem
-
17/03/2014
Ý nghĩa nhân văn trong Lễ hội Phước Biển
Theo phong tục của bà con Khmer vùng duyên hải Vĩnh Châu, cứ đến ngày rằm tháng hai âm lịch hàng năm (Pênh bô khe phol kun), tại khóm Cà Lăng A Biển (phường 2, thị xã Vĩnh Châu) diễn ra Lễ hội Phước Biển. Lúc đầu, đây là lễ hội tín ngưỡng nhằm tạ ơn các vị thần đã ban phước lành cho mọi người cuộc sống bình an, nay đã trở thành lễ hội dân gian nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư dân đi biển đánh bắt được nhiều hải sản, vun trồng được mùa bội thu. Việc sắm sửa cho lễ hội đã bắt đầu từ một tháng trước đó, đến chiều 14-2 âm lịch, bà con tổ chức lễ rước kiệu từ chùa Cà Săng (Khóm Cà Săng) về khu hành lễ (Salaten). Đi đầu là đội múa sa dăm, chằn, khỉ, dàn nhạc ngũ âm, tiếp đến là đoàn rước kiệu trong tiếng nhạc sôi nổi, những cô gái Khmer vận trang phục truyền thống dân tộc, trên tay cầm Sla tho hướng đến khu bãi bồi (Salaten) tiến hành các lễ nghi tôn giáo (tụng kinh, niệm phật, cầu siêu, nghe thuyết pháp).
17605 lượt xem
-
09/09/2013
Ý nghĩa Lễ Sene Đônta của đồng bào dân tộc Khmer
Từ ngày 29 - 8 đến ngày mùng 01 - 9 âm lịch Khmer hàng năm (đách khe Pho trô both), nhằm vào cuối tháng 9 dương lịch, đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng tổ chức một lễ hội lớn, đó là Lễ Sene Đônta (Lễ cúng ông bà) nhằm tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của thân nhân quá cố. Ngoài đem cơm nước đến chùa mời sư sãi tụng kinh, thuyết pháp, bà con còn chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn để dâng cúng gia tiên theo phong tục truyền thống của dân tộc.
20740 lượt xem
-
09/07/2013
Tục đút cốm dẹp của đồng bào Khmer Nam bộ
Nhắc đến người Khmer ở Nam bộ, điểm đầu tiên làm người ta gợi nhớ đến một dân tộc có nền văn hóa độc đáo và phong phú. Ngoài những ngôi chùa cổ kính, uy nghiêm, có kiến trúc tinh tế, màu sắc sặc sở mang đậm nét truyền thống của Phật giáo Nam Tông, thì các hoạt động lễ hội của bà con cũng cuốn hút nhiều du khách đến vui chơi, trải nghiệm. Lễ Ooc-Om-Bóc là một trong những lễ hội truyền thống, được lưu truyền và tổ chức hàng năm.
17985 lượt xem
-
07/12/2012
Nét đặc sắc và tầm quan trọng của lễ hạ thủy ghe Ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng
Với đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, ghe Ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc. Vì có vai trò vô cùng quan trọng như thế nên ghe Ngo luôn được bảo quản rất cẩn thận, được đặt ở những vị trí trang trọng nhất trong phum sóc. Mỗi năm, ghe Ngo chỉ được hạ thủy một lần để tham gia lễ hội Ooc Om Boc - đua ghe Ngo, sau đó chiếc ghe lại được đưa lên bờ và bảo quản như cũ. Do chiếm vị trí quan trọng nên trước khi ghe Ngo được đưa đi tranh tài ở ngày hội, các bổn sóc và chùa Khmer luôn tổ chức lễ cúng đầu ghe (đồng bào Khmer gọi là Pithi Sene Kbal Tuok) để hạ thủy ghe Ngo. Lễ hạ thủy ghe Ngo đối với đồng bào Khmer vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, là nét văn hóa đặc sắc riêng góp phần tạo nên sự đa dạng trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
16891 lượt xem